12 Điều Y Đức Trong Ngành Y Tế: Thầy Thuốc Cần Ghi Nhớ

Đánh giá bài viết

12 điều Y đức trong ngành Y tế là nội dung quan trọng mà người thầy thuốc cần nắm rõ. Song song với trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp là yếu tố tiên quyết mà người Thầy thuốc phải liên tục học hỏi và trau dồi. Trong bài viết này, Học viện Gangwhoo gửi tới bạn 12 điều Y đức mà mỗi cán bộ Y tế cần ghi nhớ.

12 Điều Y Đức Trong Ngành Y Tế: Thầy Thuốc Cần Ghi Nhớ
12 Điều Y Đức Trong Ngành Y Tế: Thầy Thuốc Cần Ghi Nhớ

Y ĐỨC TRONG NGÀNH Y TẾ LÀ GÌ?

Y đức là phẩm chất không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với các cán bộ làm trong ngành Y tế. Đây là một phẩm chất tốt đẹp cần có đối với bất kỳ cán bộ y tế nào, nhất là những người đang trực tiếp hành nghề chữa bệnh và cứu người. 

Mặc dù năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực y học là quan trọng, nhưng y đức lại đóng vai trò quan trọng không kém.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Lương y phải như từ mẫu.” Điều này đòi hỏi người thầy thuốc phải có lòng nhân ái, tận tụy với người bệnh. Người thầy thuốc giỏi không chỉ được đánh giá bằng kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà còn bằng y đức trong công việc hàng ngày.

Nhận thấy tầm quan trọng của y đức trong y tế, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2088/BYT-QĐ ngày 06/11/1996 quy định 12 điều y đức trong ngành y tế cần ghi nhớ đối với mọi cán bộ y tế.

Cùng Học viện thẩm mỹ Gangwhoo điểm qua 12 điều Y đức trong ngành Y tế ngay trong phần bên dưới nhé!

Xem thêm: Các Trường Đào Tạo Ngành Xét Nghiệm Y Học Chất Lượng Tại Khu Vực Miền Nam

12 ĐIỀU Y ĐỨC TRONG NGÀNH Y TẾ

  • Điều thứ nhất

Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là một nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm cùng trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học hỏi và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đồng bào.Điều thứ hai 

Tôn trọng pháp luật và nghiêm túc thực hiện các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm với những phương pháp chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế cũng như sự chấp nhận của người bệnh.

  • Điều thứ ba

Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng bí mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm vị trí kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

  • Điều thứ bốn

Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình, luôn có thái độ niềm nở và tận tình; trang phục cần phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích rõ ràng tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ cũng như chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời thông báo tới gia đình người bệnh biết.

  • Điều thứ năm

Khi cấp cứu phải khẩn trương, nhanh chóng chẩn đoán và xử trí kịp thời, tuyệt đối không được đùn đẩy người bệnh.

Cấp cứu là trường hợp khẩn trương, người thầy thuốc cần suy nghĩ và hành động nhanh. Vì vậy, cần lập kế hoạch và phân chia công việc rõ ràng, tránh tình trạng đùn đẩy người bệnh qua lại.

  • Điều thứ sáu

Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán cũng như bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu hay mức độ bệnh.

Thuốc điều trị được người thầy thuốc chỉ định cần được sử dụng đúng mục đích chữa bệnh với mục tiêu giúp người bệnh khỏe hơn. Ngoài ra, dược sĩ cần cung cấp thuốc tốt và đảm bảo chất lượng cho người bệnh.

  • Điều thứ bảy

Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời diễn biến của người bệnh tại mọi thời điểm.

Trong mọi thời điểm, mỗi nhân viên y tế đều có công việc được phân chia cụ thể. Chính vì vậy, không được làm việc riêng trong lúc đang thực hiện nhiệm vụ cứu chữa cho bệnh nhân.

  • Điều thứ tám

Khi người bệnh ra viện cần phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị tại nhà, tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.

Người bệnh luôn cần được hướng dẫn tận tình để quá trình tự chăm sóc tại nhà được thuận lợi nhất. Vì vậy, cán bộ y tế cần hướng dẫn kỹ càng và trả lời tận tình các câu hỏi mà bệnh nhân và người nhà đưa ra về công tác chăm sóc tại nhà.

  • Điều thứ chín

Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết. 

Người bệnh tử vong là trường hợp mọi cán bộ y tế cũng như người nhà không bao giờ mong muốn. Nếu có trường hợp này xảy ra, nhân viên y tế cần đồng cảm và chia buồn sâu sắc với gia đình bệnh nhân.

  • Điều thứ mười 

Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

“Học thầy không tày học bạn”, để chung tay xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, cán bộ có chuyên môn cao, mọi người cần sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm làm nghề của bản thân. Điều này sẽ giúp tập thể xây dựng nền móng vững chắc để phát triển lâu dài.

  • Điều thứ mười một

Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi hay đùn đẩy cho đồng nghiệp, cho tuyến bệnh viện trước.

Khi xảy ra sai sót trong quá trình khám chữa bệnh, cần tự xem xét và kiểm điểm bản thân. Tránh đổ lỗi qua lại cho cán bộ, nhân viên y tế khác.

  • Điều thứ mười hai

Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cứu chữa người bị tai nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh an toàn, giữ gìn môi trường trong sạch đẹp.

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ Y ĐỨC TRÊN THẾ GIỚI

Việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong lĩnh vực y tế không chỉ là nhiệm vụ của các cán Bộ Y tế, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội trong việc bảo vệ sức khỏe và sự sống của mọi người. 

Sinh viên Y khoa là mầm mống tương lai của ngành y tế, và họ được giảng dạy về kiến thức chuyên môn cũng như 12 điều y đức quan trọng trong ngành y tế, bao gồm cả những nguyên tắc của những danh y nổi tiếng trên thế giới.

Lời thề Hippocrates, một phần không thể thiếu của y học phương Tây
Lời thề Hippocrates, một phần không thể thiếu của y học phương Tây

Lời thề Hippocrates, một phần không thể thiếu của y học phương Tây, thể hiện đạo đức và trách nhiệm của người thầy thuốc. Tất cả sinh viên ngành y phải đọc lời thề này trong lễ tốt nghiệp và cam kết tuân thủ suốt cuộc đời làm y. 

Ngoài ra, để trở thành một người thầy thuốc tốt, sinh viên ngành y cần phải học và hiểu rõ về quy ước đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới (WMA). Quy ước này bao gồm các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức cần thiết mà một người Thầy thuốc cần có. 

Ngoài ra, quy  ước đạo đức ngành y của Hiệp hội Y khoa Thế giới cũng xác định rõ trách nhiệm của người thầy thuốc đối với bản thân và người bệnh, đóng góp vào việc tạo ra một môi trường y tế an toàn và chuyên nghiệp.

Những điều này là cơ sở đảm bảo chất lượng chữa bệnh và cứu người trong ngành y tế. Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp không chỉ là trách nhiệm của người làm trong lĩnh vực y tế mà còn là một cam kết với xã hội để bảo vệ và nâng cao sức khỏe, sự sống của cộng đồng.

Xem thêm: Học Y Học Cổ Truyền Ở Đâu Tốt? Top 6 Trường Đào Tạo Chất Lượng

CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CỦA NGÀNH Y

Nghề y luôn được coi là một nghề cao quý và đáng tôn vinh qua nhiều thế hệ. Điều này là kết quả của sự đóng góp không ngừng nghỉ và sự hy sinh của hàng loạt các thế hệ bác sĩ và thầy thuốc, những người đã làm việc vì lợi ích của cộng đồng.

Tuy nhiên, hình ảnh cao quý này đang dần bị mờ nhạt, thay vào đó, những vấn đề và mặt xấu trong lĩnh vực y tế đang làm mất niềm tin của người dân và hệ thống y tế Việt Nam. Một số cán bộ nhân viên y tế, mặc dù là một phần nhỏ, đã gây ra những tiêu cực này.

Để duy trì và nâng cao hình ảnh tốt của các thầy thuốc, ngoài 12 điều y đức trong ngành Y tế đã được ban hành, các lãnh đạo cấp cao của Bộ Y tế đã thiết lập những quy tắc ứng xử và đạo đức đặc biệt dành cho các bác sĩ, y tá và lương y hoạt động trong lĩnh vực y tế.

Nghề y luôn được coi là một nghề cao quý và đáng tôn vinh qua nhiều thế hệ
Nghề y luôn được coi là một nghề cao quý và đáng tôn vinh qua nhiều thế hệ

Dưới đây là những quy tắc ứng xử và đạo đức của người thầy thuốc:

  • Thái độ niềm nở và nhã nhặn: Đón tiếp người bệnh với thái độ thân thiện và niềm nở khi họ đến khám và điều trị.
  • Chăm sóc ân cần và nhiệt tình: Hãy chăm sóc bệnh nhân với tình cảm, tận tâm và sự chu đáo, đảm bảo họ cảm thấy được quan tâm.
  • Chăm sóc toàn diện cho sức khỏe: Hết mình để bảo vệ và cải thiện sức khỏe của bệnh nhân
  • Không lạm dụng quyền lực: Không sử dụng quyền lực hoặc tư cách y bác sĩ để hưởng lợi cá nhân hoặc làm điều gì đó trái với đạo đức.
  • Tuân thủ pháp luật và lương tâm nghề nghiệp: Luôn tuân theo pháp luật và hành nghề theo lương tâm đạo đức, không làm trái 12 điều Y đức trong ngành Y tế.
  • Thân thiện và hòa đồng: Xây dựng môi trường làm việc hòa đồng và hợp tác với đồng nghiệp và những người làm trong lĩnh vực y tế. 

Những quy tắc này không chỉ là nhiệm vụ của người thầy thuốc mà còn là cam kết của họ đối với xã hội, nhằm duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và tình thần đạo đức trong ngành y tế.

Vậy là, Học viện thẩm mỹ Gangwhoo đã giúp bạn làm rõ 12 điều Y đức trong ngành Y tế trong bài viết trên. Hi vọng những thông tin trên, đã giúp mọi người đã nắm rõ về những quy tắc ứng xử, đạo đức mà người thầy thuốc cần có để có thể nâng cao hình ảnh đẹp đẽ trong mắt người bệnh.