Bộ 25 chuẩn Năng lực Điều dưỡng Việt Nam

Đánh giá bài viết

Để có thể trở thành một điều dưỡng viên chuyên nghiệp thì cần đạt được chuẩn năng lực điều dưỡng. Dưới đây bộ phận tư vấn tuyển sinh của Học viện thẩm mỹ Gangwhoo xin được chia sẻ khái quát thông tin, các tiêu chuẩn chuyên môn của ngành Điều dưỡng trong bộ 25 chuẩn Năng lực Điều dưỡng Việt Nam. Thân mời quý bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!

chuẩn năng lực điều dưỡng
chuẩn năng lực điều dưỡng

Tìm hiểu Bộ chuẩn năng lực Điều dưỡng Việt Nam.

Điều dưỡng đã đang dần phát triển thành một ngành học đa khoa với nhiều cấp trình độ và đây cũng chính là một ngành dịch vụ công cộng thiết yếu cần cho mọi người và gia đình. Đặc biệt trong bối cảnh với những nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc có chất lượng ngày càng được gia tăng hơn ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, do sự gia tăng về dân số gì làm tăng nhu cầu về chăm sóc điều dưỡng tại nhà hoặc ở những cơ sở y tế.

Điều dưỡng viên sẽ là người trực tiếp thực hiện các công tác chăm sóc sức khỏe, thường xuyên theo dõi tất cả các diễn biến của người bệnh hoặc làm các công việc khác dựa vào những kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng theo đúng như chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình chăm sóc sức khỏe cho đến lúc phục hồi.

Xem thêm: Bác sĩ điều dưỡng là gì

Mặc dù vậy nhưng hiện nay với ngành điều dưỡng đang đứng trước rất nhiều thách thức, ví dụ như thiếu đội ngũ giáo viên, thiếu chuyên gia đầu ngành về Điều dưỡng nên hầu hết đội ngũ giảng viên đã giảng dạy ngành này là bác sĩ, nguồn nhân lực điều dưỡng mất sự cân đối về cơ cấu dẫn đến việc sử dụng chưa phân biệt rõ trình độ đào tạo.

Tìm hiểu Bộ chuẩn năng lực Điều dưỡng Việt Nam - chuẩn năng lực điều dưỡng
Tìm hiểu Bộ chuẩn năng lực Điều dưỡng Việt Nam – chuẩn năng lực điều dưỡng

Chuẩn năng lực của điều dưỡng gồm những lĩnh vực nào? Theo giảng viên là các Bác sĩ chuyên khoa của một Trường Cao đẳng về Dược đã có chia sẻ thì tài liệu chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt nam sẽ có cấu trúc 3 lĩnh vực, 25 tiêu chuẩn và 110 tiêu chí. Cụ thể trong đó:

Mỗi lĩnh vực  sẽ thể hiện rất rõ ràng một chức năng cơ bản của người điều dưỡng. Ba lĩnh vực sẽ bao gồm: năng lực thực hành, quản lý chăm sóc và phát triển nghề, luật pháp và đạo đức điều dưỡng. Với mỗi một tiêu chuẩn thể hiện được một phần của lĩnh vực và ngoài ra sẽ bao hàm cả nhiệm vụ của điều dưỡng viên.

Tiêu chí được hiểu sẽ là một thành phần của tiêu chuẩn. Một tiêu chí thì sẽ được áp dụng chung cho các tiêu chuẩn và lớn hơn sẽ là các lĩnh vực.

Trước đó bộ chuẩn các năng lực cơ bản cho điều dưỡng Việt Nam được biên soạn khá công phu, tham khảo qua nhiều nguồn tài liệu và thông qua nhiều kênh thông tin nhằm để lấy ý kiến nhằm phù hợp đúng với hiện trạng chuyên ngành Điều dưỡng của Việt Nam và đúng với xu thế hội nhập của nền y tế hiện đại.

Bộ 25 Tiêu chuẩn Năng lực Điều dưỡng Việt Nam.

Lĩnh vực 01: Năng lực thực hành chăm sóc

Tiêu chuẩn 01: Thể hiện được sự hiểu biết về tình trạng sức khỏe, bệnh tật của các cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Tiêu chuẩn 02: Đưa ra quyết định chăm sóc phù hợp với nhu cầu của các cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Tiêu chuẩn 03: Xác định được quyền ưu tiên chăm sóc dựa trên nhu cầu của người bệnh, gia đình và cộng đồng.

Tiêu chuẩn 04: Áp dụng theo đúng quy trình điều dưỡng và từ đó lập kế hoạch chăm sóc, can thiệp điều dưỡng cho phù hợp, chính xác hơn.

Tiêu chuẩn 05: Thực hiện tốt các biện pháp an toàn trong quá trình chăm sóc người bệnh để tạo ra sự an toàn, thoải mái.

Tiêu chuẩn 06: Tuân thủ theo đúng quy trình và tiến hành thành thạo các kỹ thuật chăm sóc.

Tiêu chuẩn 07: Hướng dẫn người bệnh dùng thuốc đúng cách và đảm bảo an toàn hiệu quả trong suốt quá trình điều trị.

Tiêu chuẩn 08: đảm bảo rằng tình trạng của người bệnh được chăm sóc liên tục, đầy đủ và chính xác.

chuẩn năng lực điều dưỡng - Bộ 25 Tiêu chuẩn Năng lực Điều dưỡng Việt Nam.
chuẩn năng lực điều dưỡng – Bộ 25 Tiêu chuẩn Năng lực Điều dưỡng Việt Nam.

Tiêu chuẩn 09: Phát hiện sớm và ra quyết định xử trí sơ cứu hoặc cấp cứu kịp thời trong tình huống khẩn cấp.

Tiêu chuẩn 10: Tạo dựng được niềm tin và thiết lập mối quan hệ với người bệnh, người nhà và đồng nghiệp.

Tiêu chuẩn 11: Việc giao tiếp có hiệu quả với người bệnh thông qua lời nói, cử chỉ động viên, khuyến khích.

Tiêu chuẩn 12: Dùng tất cả các kênh truyền thông hoặc phương tiện nghe nhìn nhằm để hỗ trợ cho việc giao tiếp được hiệu quả hơn và thích hợp với người bệnh, người nhà bệnh nhân.

Tiêu chuẩn 13: Xác định và cần cung cấp thông tin  cho người bệnh về tình trạng sức khỏe phù hợp, hiệu quả.

Tiêu chuẩn 14: Phải xác định được nhu cầu và tổ chức hướng dẫn, xây dựng kế hoạch để giáo dục sức khỏe phù hợp với văn hóa, xã hội cho cá nhân, gia đình, cộng đồng.

Tiêu chuẩn 15: Duy trì được mối quan hệ và hợp tác tốt với các đồng nghiệp.

Xem thêm: Đại Học Điều Dưỡng Tại Hà Nội

Lĩnh vực 02: Năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp

Tiêu chuẩn 16: Ghi chép và sử dụng tất cả hồ sơ bệnh án theo đúng quy định.

Tiêu chuẩn 17: Quản lý công việc và thời gian của người bệnh có hiệu quả và khoa học.

Tiêu chuẩn 18: Sử dụng thành thạo và quản lý được những phương tiện dùng trong chăm sóc bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Tiêu chuẩn 19: Xây dựng được và cần sử dụng nguồn tài chính một cách có kế hoạch để chăm sóc người bệnh thuộc phạm vi phân công hiệu quả.

Tiêu chuẩn 20: Cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy tắc về an toàn lao động.

Tiêu chuẩn 21: Nhận thức được tính cần thiết cải tiến chất lượng chăm sóc và quản lý các nguy cơ xảy ra trong môi trường chăm sóc.

Tiêu chuẩn 22: Áp dụng các các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp và thực hành dựa vào bằng chứng.

Tiêu chuẩn 23: Xác định được mục tiêu cần duy trì và phát triển năng lực cho cả bản thân và đồng nghiệp.

Lĩnh vực 02: Năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp - chuẩn năng lực điều dưỡng
Lĩnh vực 02: Năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp – chuẩn năng lực điều dưỡng

Lĩnh vực 03: Năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề nghiệp

Tiêu chuẩn 24: Hành nghề theo đúng quy định của pháp luật liên quan đến y tế, quy định của Bộ Y tế và thực hành điều dưỡng.

Tiêu chuẩn 25: Hành nghề theo đúng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.